Windows 10 là gì? Phân biệt các phiên bản Windows 10 hiện nay

Hướng dẫn - Thủ thuật 1 năm trước, lúc 7:38 1777 lượt xem

Windows 10 được biết đến là một hệ điều hành khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Window 10 hiện nay không chỉ có một phiên bản duy nhất mà rất nhiều phiên bản phố biến được ra mắt. Hãy cùng theo dõi để tìm hiểu hệ điều hành Windows 10 là gì và cách phân biệt các phiên bản Windows 10 hiện nay nhé!

1. Windows 10 là gì?

Window 10 được tập đoàn Microsoft chính thức giới thiệu vào ngày 29/07/2015. Đây lả phiên bản hệ điều hành mới nhất của tập đoàn này và sẽ không có sự xuất hiện của Windows 11 mà thay vào đó là các phiên bản cập nhật của Windows 10.

Hệ điều hành Windows 10 được phát triển với tính năng bảo mật lý tưởng cùng việc sở hữu độ ổn định khi chạy các chương trình, nhờ đó mà hệ điều hành này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Cũng giống như các hệ điều hành trước đó, Windows đã được sử dụng trên các thiết bị như máy tính bàn, laptop, máy tính bảng,...

Hệ điều hành Windows 10

Hệ điều hành Windows 10

2. Những tính năng nổi bật của hệ điều hành Windows 10

2.1. Giao diện người dùng và desktop

Giao diện người dùng và desktop của Windows 10 được thiết kế dựa trên một biến thể của Menu Start trước kia để tạo nên một phần giao diện của người dùng, đem đến một danh sách ứng dụng truyền thống trong cùng một hộp tìm kiếm ở phía bên trái.

Màn hình Start vẫn được sử dụng trong Windows 10 nhưng được tích hợp thêm cột ở bên trai để hiển thị lối tắt và nút All Apps (Tất cả ứng dụng).

Giao diện chính của Windows 10

Giao diện chính của Windows 10

2.2. Thành phần giao diện hệ thống

Các ứng dụng và Windows Store trong Windows 10 sẽ có cấu trúc được phát triển trên nền tảng Windows Runtime giống như Windows 8, tuy nhiên, hệ điều hành này sẽ cung cấp thêm nhiều tính năng mới như sự xuất hiện của trợ lý ảo Cortana, hệ thống thông báo có thể được đồng bộ trên nhiều thiết bị,...

Bên cạnh đó, hệ điều hành này cũng ra mắt trình duyệt web mới mang tên Microsoft Edge để thay thế cho Internet Explorer.

Trợ lý ảo Cortana

Trợ lý ảo Cortana

2.3. Hệ thống bảo mật tốt

Thông qua Windows Hello và nền tảng hộ chiếu, hệ điều hành cho phép người dùng bảo mật thiết bị từ cảm biến vân tay, nhận diện gương mặt trên Windows được hỗ trợ tối đa, cài đặt dễ dàng.

Hệ thống bảo mật tốt nhờ Windows Hello

Hệ thống bảo mật tốt nhờ Windows Hello

2.4. Nhận diện dung lượng yêu cầu để cài đặt

Hệ điều hành này được cải tiến để có thể nhận diện được dung lượng yêu cầu để cài đặt từ đó tự động nén các tập tin hệ thống để giảm bớt dung lượng lưu trữ của hệ điều hành.

Các chức năng Làm mới và Đặt lại sử dụng các tệp hệ thống đang chạy để tạo một phân vùng hồi riêng biệt, cho phép các bản cập nhật vẫn được cài đặt sau khi ứng dụng đang hoạt động để tạo thêm các khoảng trống cần thiết cho Windows 10.

Windows 10 được cải tiến để có thể nhận diện được dung lượng yêu cầu để cài đặt

Windows 10 được cải tiến để có thể nhận diện được dung lượng yêu cầu để cài đặt

2.5. Các dịch vụ và chức năng trực tuyến

Hệ điều hành Windows 10 đã giới thiệu cho người dùng một trình duyệt web mặc định mới là Microsoft Edge giúp người dùng truy cập các trang web một cách mượt mà hơn.

Bên cạnh đó, Win 10 còn kết hợp với trợ lý ảo của Microsoft là Cortana để hỗ trợ người dùng tìm kiếm và nhập văn bản, tạo nhắc nhở Notebook để quản lý thông tin cá nhân, tìm kiếm file, chơi nhạc hay khởi chạy ứng dụng, gửi email bằng giọng nói,...

Với Microsoft Family, các phụ huynh có thể giám sát các hoạt động sử dụng máy tính của trẻ một cách chi tiết thông qua các báo cáo email hàng tuần.

Windows 10 cung cấp tính năng Wi-Fi Sense giúp người dùng có thể cài đặt để thiết bị của họ tự động kết nối với các hotspot được đề xuất, đồng thời có thể chia sẻ mật khẩu wifi cho gia đình của bạn.

Các ứng dụng gọi điện, nhắn tin như Messaging, Skype Video hay Phone sẽ được tích hợp vào hệ điều hành Windows 10 để thay thế cho Skype tải xuống và đồng bộ với Windows 10 Mobile.

Trình duyệt web Microsoft Edge

Trình duyệt web Microsoft Edge

2.6. Tích hợp đa phương tiện

Hệ sinh thái Xbox - nơi cho phép người dùng điều khiển và chơi các trò chơi, sẽ được cung cấp sự tích hợp sâu hơn trong Windows 10. Candy Crush Saga và Microsoft Solitaire Collection sẽ được tự động cài đặt khi người dùng cài đặt hệ điều hành này.

Hệ sinh thái Xbox được tích hợp sâu hơn trong Windows 10

Hệ sinh thái Xbox được tích hợp sâu hơn trong Windows 10

2.7. Ứng dụng phổ quát (Universal apps)

Windows 10 cung cấp cho người dùng các ứng dụng phổ quát có sự tương đồng giữa phiên bản trên điện thoại và máy tính như photos, trình gọi điện, ứng dụng đồng hồ và báo thức, máy tính cầm tay,...

3. Các phiên bản phổ biến của Windows 10 hiện nay

3.1. Windows 10 Home

Đây là phiên bản cơ bản nhất của Windows 10, được thiết kế cho các PC, laptop, máy tính bảng,... Phiên bản này có những tính năng thiết yếu cho người tiêu dùng phổ thông cá nhân bao gồm Cortana, khả năng chạy các ứng dụng từ Store, kết nối với Xbox,...

Windows 10 Home là phiên bản cơ bản nhất của Windows 10

Windows 10 Home là phiên bản cơ bản nhất của Windows 10

3.2. Windows 10 Pro

Windows 10 Pro là phiên bản Home được bổ sung thêm các tính năng cần thiết cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ, trong đó có khả năng tham gia vào Domain, hỗ trợ mã hóa BitLocker và hỗ trợ thay đổi Group Policy trên diện rộng,...

Windows 10 Pro được bổ sung thêm các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ

Windows 10 Pro được bổ sung thêm các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ

Xem chi tiết so sánh hai phiên bản Windows 10 Home và Windows 10 Pro tại bài viết:

3.3. Windows 10 Enterprise

Phiên bản Windows 10 Enterprise được thiết kế dành cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp tất cả các tính năng của Windows 10 Pro và cung cấp thêm các tính năng bổ sung như Direct Access cho phép nhân viên truy cập từ xa đến mạng nội bộ của công ty thông qua một số kết nối bảo mật hay tính năng AppLocker cho phép người quản lý khóa một số ứng dụng cụ thể trên máy tính người dùng.

Phiên bản Windows 10 Enterprise được thiết kế dành cho các doanh nghiệp lớn

Phiên bản Windows 10 Enterprise được thiết kế dành cho các doanh nghiệp lớn

3.4. Windows 10 Education

Windows 10 Education có đầy đủ các tính năng của bản Enterprise, nhưng thay vì được cấu hình cho doanh nghiệp thì lại được thiết kế cấu hình để phù hợp với môi trường giáo dục. Thời gian gần đây, trợ lý ảo Cortana cũng đã được Microsoft trang bị thêm vào Windows 10.

Windows 10 Education được thiết kế cấu hình để phù hợp với môi trường giáo dục

Windows 10 Education được thiết kế cấu hình để phù hợp với môi trường giáo dục

Bảng so sánh đặc điểm, tính năng của các phiên bản Windows 10

Tính năng

Windows 10 Home

Windows 10 Pro

Windows 10 Enterprise

Windows 10 Education

Mô hình cấp phép

OEM & Bán lẻ

OEM & Bán lẻ và số lượng lớn

Cấp phép số lượng lớn

Cấp phép số lượng lớn

RAM tối đa

4GB (32bit) 128GB (64bit)

4GB (32bit) 512GB(64bit)

4GB (32bit) 512GB(64bit)

4GB (32bit) 512GB(64bit)

Khả năng đổi sang ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh

Nhập liệu đa năng - Continuum

Trợ lý ảo Cortana

Mã hóa các thiết bị phần cứng

Trình duyệt web mới Microsoft Edge

Quản lí thiết bị di động

Màn hình ảo - Virtual Desktops

Bảo mật nhận diện khuôn mặt - Windows Hello

Quản lí hạn chế với tài khoản Assigned Access

Không

Mã hóa dữ liệu với công nghệ BitLocker và EFS

Không

Tùy biến chợ ứng dụng - Business Store

Không

Gia nhập Domain và thiết lập chính sách Ground Policy

Không

Kết nối đám mây với Microsoft Azure Active Directory

Không

Khởi động trực tiếp từ USB - Windows To Go

Không

Không

Các tính năng cao cấp: AppLocker, BranchCache, Direct Access,...

Không

Không

Kết nối máy tính từ xa

Chỉ máy khách

Máy chủ và máy khách

Máy chủ và máy khách

Máy chủ và máy khách

Windows Update dành cho doanh nghiệp

Không

Kiểm soát trải nghiệm người dùng

Không

Không

Long Term Servicing Branch (LTSB)

Không

Không

Không

4. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hệ điều hành Win 10

4.1. Ngoài 4 phiên bản phổ biến trên còn phiên bản Windows 10 khác không?

Trả lời: Ngoài 4 phiên bản phổ biến như trên thì Windows 10 còn có nhiều phiên bản khác như Windows 10 SWindows 10 Pro EducationWindows 10 MobileWindows 10 Mobile EnterpriseWindows 10 IoT (Internet vạn vật), Windows 10 TeamWindows 10 Pro for Workstation.

4.2. Làm thế nào để biết máy tính đang sử dụng phiên bản nào của Windows 10?

Trả lời: Nếu bạn muốn biết máy tính của mình đang sử dụng phiên bản nào của Windows 10, bạn hãy thực hiện thao tác như sau:

Vào Start > Chọn Settings > Nhấn chọn System > Chọn About.

Phiên bản Windows 10 sẽ hiển thị ở mục Windows Specifications.

4.3. Có nên cài bản Windows 10 crack không?

Trả lời: Bạn không nên cài đặt Windows 10 bản crack vì có thể hệ thống bảo mật không được đảm bảo, máy tính của bạn sẽ thường xuyên bị lỗi, bị hạn chế về cài đặt hay cập nhật các phần mềm,...

Thành Nhân Computer

  • Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
  • Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.

😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎

Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp

  • Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
  • Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
  • Tặng kèm lót chuột

Tin liên quan:

- Những Nguyên Nhân Khiến Cho Laptop Bị Nóng

- 7 Nguyên Nhân Khiến Máy Tính Bị Mất Tiếng

- Vì Sao Laptop Thường Sẽ Chậm Theo Thời Gian ?

Bình luận bài viết

Mục lục bài viết

    Tin mới

    Sản phẩm bán chạy
    Từ khóa tin tức

    Chặn quảng cáo , Chrome , Coccoc , Laptop đồ họa , Laptop học tập , Dell Inprision , bê bối facebook , virut nghiêm trọng , Laptop giá rẻ , laptop sinh viên , Laptop doanh nhân , ssd , Sản phẩm mới , Công nghệ 5G , Tương lai AI , Công nghệ thông minh , Internet tốc độ cao , Dell , Laptop dell , Dell Latitude , Laptop văn phòng , Laptop mỏng nhẹ , HP , Workstation , Acer , Lenovo , Thinkpad , Macbook Pro , Macbook , Dell XPS 15 9560 , Dell XPS 15 , Dell XPS , Laptop , Laptop HP , Dell Vostro , PC văn phòng , Máy bộ HP , Máy bộ Dell , Máy bộ , Laptop workstation , review dell xps 15 , review laptop , Ultra book , Màn hình 4K , Pin trâu , kỹ thuật viên , tư vấn , Hỗ trợ khách hàng , bán hàng , Màn hình cũ , Màn hình máy tính cũ , M4700 , Máy trạm , Máy trạm dell , Laptop xách tay , Laptop Mỹ , Laptop Nhật , Laptop TPCHM , Laptop đồ hoạ , Laptop tân sinh viên , laptop tốt 2019 , Lưu ý quan trọng , Kiểm tra laptop , màn hình dell cũ , Màn hình cũ giá rẻ , Màn hình Samsung , USB Wifi , Phần mềm diệt virus , Địa chỉ uy tín , Mua laptop xách tay , Mua ở đâu , Laptop cho sinh viên , laptop cho dan kỹ thuật , laptop IT , Tăng tốc , Rọn dẹp máy , Khuyến mãi tháng 7 , Big summer , Dell Workstation , Đánh giá máy trạm , Dell Precision , M Series , Mạnh mẽ , Bền Bỉ , Laptop chạy chậm , Mẹo vặt , Windows 10 Product Key , kích hoạt Windows 10 , Cài đặt windows 10 , Kích hoạt windows 10 , Share key , Thủ thuật PC , Laptop cảm ứng , Phím tắt , windows 10 , Window 10 , XPS , Gamming , Dell 7450

    Xây dựng cấu hình