Máy trạm (Workstation) là gì? Đặc điểm và cách phân biệt với Server

Tin Công Nghệ 1 năm trước, lúc 2:30 1680 lượt xem

Ngày ngay nhu cầu về máy tính được xem là nhu cầu tất yếu. Bên cạnh những bộ máy tính cá nhân thì cũng có những loại máy tính được sinh ra để mang trong mình một nhiệm vụ lớn hơn phục vụ cho mục đích của một tổ chức. Một trong số đó là Workstation hay còn được gọi là máy trạm. Hãy cùng tìm hiểu xem Workstation là gì và nó khác biệt gì với Server nhé!

Workstation là gì?

Workstation là gì?

I. Workstation là gì  

1. Định nghĩa

Workstation là loại máy chuyên dụng hay còn được gọi là máy trạm, được xây dựng để phục vụ những tác vụ chuyên ngành cần một bộ xử lý mạnh mẽ. Khác với những máy tính thông thường, những Workstation có những phần mềm chuyên dụng riêng, mang trong mình khả năng tính toán siêu mạnh mẽ để có thể cho ra những kết quả nhanh chóng.      

Workstation (máy trạm)

Workstation (máy trạm)

Tùy vào mục đích sử dụng, những bộ máy Workstation sẽ có những cấu hình khác nhau. Workstation có khả năng xử lý rất cao và khả năng lưu trữ lớn. Bộ máy Workstation cần sự phối hợp của phần cứng lẫn phần mềm nên những phần cứng cũng được thiết kế chuyên biệt để đạt được hiệu suất tối ưu nhất.

Workstation được thiết kế cho các mục đích đồ hoạ và chơi game có thể mang các bộ điều hợp / gia tốc video hiệu suất cao được sử dụng bởi các lập trình viên, nghệ sĩ đồ hoạ, các nhà lập trình và nhà thiết kế trò chơi, các nhà khoa học,....

Workstation thường dùng cho thiết kế đồ họa

Workstation thường dùng cho thiết kế đồ họa

Workstation được dùng cho những ngành công nghiệp chuyên dụng như chế tạo máy, thiết kế máy 3D... . Trong một số trường hợp những chiếc máy Workstation được coi như máy chủ, quản lý toàn bộ dữ liệu cũng như xử lý lỗi khi máy chủ có vấn đề

2. Đặc điểm cơ bản

  • Cấu hình và hiệu năng cao:

Workstation được xây dựng dựa trên một bộ phần cứng và phần mềm được đồng bộ với nhau, mang lại một hiệu suất tối ưu nhất cho những tác vụ đòi hỏi sự tính toán cao.

  • Chi phí cao:

Vì là những bộ máy chuyên dụng, dùng cho những mục đích của một tổ chức, cùng với những yêu cầu cao về phần cứng và phần mềm nên chi phi cho một bộ máy Workstation thường rất cao.

Máy trạm Dell Precision T7910 | MaytinhKimLong.com

Chi phí cho 1 workstation thường rất cao

  • Độ tin cậy cao:

Workstation có tính bảo mật rất cao vì nó chưa gần như toàn bộ dữ liệu của một dự án, những kết quả tính toán mà yêu cầu tính lưu trữ rất cao. Tính bảo mật cao là yêu cầu tất yếu để có thể chứa được những kết quả tính toán quan trọng.

  • Dễ nâng cấp:

Một yêu cầu nữa là tính dễ nâng cấp. Công nghệ luôn phát triển từng ngày, những phần cứng và phần mềm cũng vậy. Bộ máy Workstation sẽ lỗi thời một số linh kiện sau một vài năm hay cần một bộ lưu trữ lớn hơn. Lúc này yêu cầu nâng cấp dễ dàng để giữ được những khả năng tối ưu để đạt được yêu cầu tính toán như ban đầu là điều cần thiết cho một bộ máy Workstation.

Máy có thể dễ dàng được nâng cấp

Máy có thể dễ dàng được nâng cấp

  • Chuyên nghiệp:

Các máy trạm có các thiết bị nhập / xuất cá nhân như bàn phím, chuột và giao diện video. Thiết bị đầu vào / đầu ra được kết nối với nhiều máy chủ thông qua một công tắc KMV trong một giá đỡ máy chủ. Workstation có GUI (Graphical User Interface – giao diện đồ họa người dùng), nếu không máy trạm được sử dụng cho một số mục đích khoa học cụ thể liên quan đến một hệ điều hành được thiết kế với một CLI (Command – line –interface).

II. Sự khác nhau giữa Workstation và Server

Đặc điểm

Workstation

Server

Định nghĩa 

 Một máy trạm, đạm nhiệm nhiệm vụ tính toán cho các ứng dụng như nghệ thuật đồ họa, thiết kế 3D, Chỉnh sửa video hoặc phần mềm chuyên sâu khác về CPU/RAM

 Một ứng dụng được hoặc thiết bị, thực hiện dịch vụ cho các máy khách được kết nối theo kiến trúc chủ khách.

Chức năng

 Dùng cho các chuyên ngành kinh doanh, thiết kế, kỹ thuật, sản xuất đa phương tiện.

 Internet, Văn phòng, Giáo dục, Mạng gia đình

Hệ điều hành

 Unix, Linux, Windows dành cho workstation

 Free BSD, Solaris, Linux, Windows server

GUI (Giao diện đồ họa người dùng)

 Được cài đặt trong máy

 Người dùng tự lựa chọn cài đặt hoặc không

Tính ứng dụng

 Chuyên nghiệp

 Lưu trữ, Mạng nội bộ

Độ tin cậy

 Ít xảy ra lỗi khi có sửa chữa các Mô đun

 Có thể xuất hiện lỗi khi sửa chữa các Mô đun


III. Các khác biệt giữa Workstation và máy tính thông thường

Đặc điểm

Workstation

Máy tính thông thường

CPU

 Thường dùng CPU Xeon với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, bộ nhớ đệm và các công nghệ cao cấp như ECC RAM Support, Demand Based Switching

 Các CPU core hoặc I series

Bo mạch chủ (Mainboard)

 Có khả năng dùng được các chipset cao cấp

 Có thể ghép nhiều CPU để tăng khả năng tính toán.

 Hỗ trợ số lượng kênh nhớ lớn để chứa RAM hoặc ROM

 Tích hợp chipset

 Mainboard phổ thông, chỉ cần phù hợp với CPU được chọn.

RAM

 Thường dùng RAM ECC

 Dung lượng lớn đến vài trăm Gb

 Tùy vào kinh phí người dùng sẽ lựa chọn Ram có xung nhịp phù hợp. Hiện tại xung nhịp vào khoảng 1600 Mhz - 3600 Mhz.

 Dung lượng phổ thông 64Gb là cao nhất.

 Xung nhịp vừa đủ dùng, phù hợp với CPU, GPU. 

Card đồ họa (GPU)

 Dùng card đồ họa cao cấp: card đồ hoạ Quadro và FirePro tùy vào phần mềm sử dụng

 Giá thành cao

 Card đồ họa phổ thông có thể xử lý game hoặc xử lý hình ảnh cơ bản

 Giá thành tiếp cận dễ dàng

Ổ cứng

 Lưu trữ lớn

 Tốc độ cao

 Tùy vào nhu cầu sử dụng

Trên đây là tổng quan về Workstation và sự khác biệt cơ bản giữa nó so với Server. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy thú vị nhé!

  • Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
  • Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.

😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎

Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp

  • Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
  • Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
  • Tặng kèm lót chuột

Tin liên quan:

- Tần Số Quét Màn Hình Là Gì? Phân Biệt Tần Số 60Hz, 90Hz, 120Hz và 144Hz

- Quyết định khó khăn giữa PC máy tính bàn và Laptop

- Tại sao máy tính đồng bộ là lựa chọn tuyệt vời dành cho doanh nghiệp của bạn

Bình luận bài viết

Mục lục bài viết

    Tin mới

    Sản phẩm bán chạy
    Từ khóa tin tức

    Chặn quảng cáo , Chrome , Coccoc , Laptop đồ họa , Laptop học tập , Dell Inprision , bê bối facebook , virut nghiêm trọng , Laptop giá rẻ , laptop sinh viên , Laptop doanh nhân , ssd , Sản phẩm mới , Công nghệ 5G , Tương lai AI , Công nghệ thông minh , Internet tốc độ cao , Dell , Laptop dell , Dell Latitude , Laptop văn phòng , Laptop mỏng nhẹ , HP , Workstation , Acer , Lenovo , Thinkpad , Macbook Pro , Macbook , Dell XPS 15 9560 , Dell XPS 15 , Dell XPS , Laptop , Laptop HP , Dell Vostro , PC văn phòng , Máy bộ HP , Máy bộ Dell , Máy bộ , Laptop workstation , review dell xps 15 , review laptop , Ultra book , Màn hình 4K , Pin trâu , kỹ thuật viên , tư vấn , Hỗ trợ khách hàng , bán hàng , Màn hình cũ , Màn hình máy tính cũ , M4700 , Máy trạm , Máy trạm dell , Laptop xách tay , Laptop Mỹ , Laptop Nhật , Laptop TPCHM , Laptop đồ hoạ , Laptop tân sinh viên , laptop tốt 2019 , Lưu ý quan trọng , Kiểm tra laptop , màn hình dell cũ , Màn hình cũ giá rẻ , Màn hình Samsung , USB Wifi , Phần mềm diệt virus , Địa chỉ uy tín , Mua laptop xách tay , Mua ở đâu , Laptop cho sinh viên , laptop cho dan kỹ thuật , laptop IT , Tăng tốc , Rọn dẹp máy , Khuyến mãi tháng 7 , Big summer , Dell Workstation , Đánh giá máy trạm , Dell Precision , M Series , Mạnh mẽ , Bền Bỉ , Laptop chạy chậm , Mẹo vặt , Windows 10 Product Key , kích hoạt Windows 10 , Cài đặt windows 10 , Kích hoạt windows 10 , Share key , Thủ thuật PC , Laptop cảm ứng , Phím tắt , windows 10 , Window 10 , XPS , Gamming , Dell 7450

    Xây dựng cấu hình