Khắc phục tình trạng máy tính không nhận card màn hình rời 2022

Hướng dẫn - Thủ thuật 3 năm trước, lúc 3:31 2167 lượt xem

Card màn hình là một bộ phận vô cùng quan trong của máy tính, nếu card màn hình gặp vấn đề bạn có thể sẽ không sử dụng được. Bài viết này mình sẽ giải thích tại sao máy tính không nhận card màn hình và cách khắc phục nó. Hãy cùng xem nhé!

1. Nguyên nhân tại sao máy tính không nhận Card màn hình

- Lỗi driver đã quá cũ, hoặc bị hư hỏng,...

- Máy chưa được cài driver đúng cho card màn hình.

- Bộ nối gặp vấn đề, đứt hoặc lỏng dây nối, cổng kết nối.

Card màn hình bị hư hỏng

Card màn hình bị hư hỏng

 

2. Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận Card màn hình

Kiểm tra kết nối card màn hình rời

Trên các mẫu card màn hình luôn có các cổng kết nối như kết nối với mainboard, kết nối với màn hình và kết nối với nguồn phụ. Các cổng kết nối cần phải lắp vừa với các khớp nối. Đảm bảo dây cắm nguồn phụ vào VGA vừa khít và cắm đủ các cổng nguồn phụ trên card. Dây cáp HDMIVGA,... từ card màn hình lên màn hình phải vừa khít và đảm bảo dây không bị lỗi.

Kiểm tra các kết nối của máy và card

Kiểm tra các kết nối của máy và card

Hiển thị các thiết bị ẩn

Bước 1: Mở cửa sổ Device Manager.

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở ra cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập devmgmt.msc vào rồi nhấn Enter để đến màn hình Device Manager.

Mở Device Manager bằng cửa sổ Run

Mở Device Manager bằng cửa sổ Run

Bước 2: Chọn tab View > Chọn Show hidden devices.

Chọn Show hidden devices trong tab View

Chọn Show hidden devices trong tab View

Bước 3: Click vào mục Display adapters > Click chuột phải vào driver card > Chọn Scan for hardware changes.

Chọn Scan for hardware changes ở mục tùy chọn của card

Chọn Scan for hardware changes ở mục tùy chọn của card

Cập nhật Driver Card màn hình

Bạn có thể cập nhật driver card màn hình theo cách thủ công, bằng cách truy cập trang chủ nhà sản xuất card màn hình để tìm và tải phiên bản driver mới nhất về máy và cài đặt.

Bạn có thể tham khảo một số driver dưới đây:

Driver AMD: Tải về TẠI ĐÂY.

- Driver NVIDIA: Tải về TẠI ĐÂY.

- Driver MSI: Tải về TẠI ĐÂY.

- Driver Asus: Tải về TẠI ĐÂY.

- Driver Intel: Tải về TẠI ĐÂY.

Cập nhật BIOS

Bước 1: Mở cửa sổ System Information.

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở ra cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập msinfo32 vào đó rồi click chọn OK hoặc nhấn Enter.

Mở cửa sổ System Information bằng Run

Mở cửa sổ System Information bằng Run

Bước 2: Kiểm tra thông tin trong phần BIOS Version/Date.

Kiểm tra BIOS Version/Date

Kiểm tra BIOS Version/Date

Bước 3: Truy cập trang chủ nhà sản xuất vào mục Hỗ trợ > Chọn Trung tâm tải về.

Vào trang web nhà sản xuất

Vào trang web nhà sản xuất

Bước 4: Tìm kiếm và tải về bản cập nhật BIOS mới nhất hiện nay, phù hợp với máy tính.

Tải về phiên bản BIOS phù hợp

Tải về phiên bản BIOS phù hợp

Sau khi thực hiện tất cả các bước bạn cần khởi động lại máy tính để thiết bị có thể cập nhật lại.

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết này của chúng tôi. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Thành Nhân Computer

  • Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
  • Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.

😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎

Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp

  • Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
  • Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
  • Tặng kèm lót chuột

Tin liên quan:

- Phân Biệt Card Đồ Họa Onboard và Rời

- Mẹo Bảo Quản Laptop Sử Dụng Bền Lâu - Chi tiết

- Cách Phân Biệt RAM DDR3, DDR4 và DDR5

Bình luận bài viết

Mục lục bài viết

    Tin mới

    Sản phẩm bán chạy
    Từ khóa tin tức

    Chặn quảng cáo , Chrome , Coccoc , Laptop đồ họa , Laptop học tập , Dell Inprision , bê bối facebook , virut nghiêm trọng , Laptop giá rẻ , laptop sinh viên , Laptop doanh nhân , ssd , Sản phẩm mới , Công nghệ 5G , Tương lai AI , Công nghệ thông minh , Internet tốc độ cao , Dell , Laptop dell , Dell Latitude , Laptop văn phòng , Laptop mỏng nhẹ , HP , Workstation , Acer , Lenovo , Thinkpad , Macbook Pro , Macbook , Dell XPS 15 9560 , Dell XPS 15 , Dell XPS , Laptop , Laptop HP , Dell Vostro , PC văn phòng , Máy bộ HP , Máy bộ Dell , Máy bộ , Laptop workstation , review dell xps 15 , review laptop , Ultra book , Màn hình 4K , Pin trâu , kỹ thuật viên , tư vấn , Hỗ trợ khách hàng , bán hàng , Màn hình cũ , Màn hình máy tính cũ , M4700 , Máy trạm , Máy trạm dell , Laptop xách tay , Laptop Mỹ , Laptop Nhật , Laptop TPCHM , Laptop đồ hoạ , Laptop tân sinh viên , laptop tốt 2019 , Lưu ý quan trọng , Kiểm tra laptop , màn hình dell cũ , Màn hình cũ giá rẻ , Màn hình Samsung , USB Wifi , Phần mềm diệt virus , Địa chỉ uy tín , Mua laptop xách tay , Mua ở đâu , Laptop cho sinh viên , laptop cho dan kỹ thuật , laptop IT , Tăng tốc , Rọn dẹp máy , Khuyến mãi tháng 7 , Big summer , Dell Workstation , Đánh giá máy trạm , Dell Precision , M Series , Mạnh mẽ , Bền Bỉ , Laptop chạy chậm , Mẹo vặt , Windows 10 Product Key , kích hoạt Windows 10 , Cài đặt windows 10 , Kích hoạt windows 10 , Share key , Thủ thuật PC , Laptop cảm ứng , Phím tắt , windows 10 , Window 10 , XPS , Gamming , Dell 7450

    Xây dựng cấu hình