Hướng dãn sửa lỗi Network Discovery không hoạt động trong Windows 10

Hướng dẫn - Thủ thuật 2 năm trước, lúc 14:57 4362 lượt xem
Mục lục bài viết

    Tính năng Network Discovery cho phép bạn khám phá các thiết bị khác được kết nối với cùng một mạng, miễn là chúng cũng đã bật tính năng này. Thông thường, nó được sử dụng để chia sẻ file hoặc các thiết bị khác như máy in. Mặc dù Network Discovery giúp bạn không phải đính kèm file vào email hoặc tìm kiếm USB cũ, nhưng đôi khi nó vẫn hoạt động sai mà không có bất kỳ cảnh báo nào.

    Nếu phát hiện Network Discovery không hoạt động trong Windows 10, hãy làm theo một số gợi ý sau đây để nó hoạt động trở lại nhé.

    1. Khởi động lại máy tính

    Bất cứ khi nào bạn đang cố gắng khắc phục sự cố trên máy tính Windows, khởi động lại phải luôn là bước đầu tiên. Có một số lợi ích nhất định từ việc khởi động lại, chẳng hạn như xóa bộ nhớ đệm, ngăn rò rỉ bộ nhớ hoặc sửa lỗi phần mềm.

    Khởi động lại cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng, vì vậy hãy đảm bảo khởi động nhanh lại máy tính và xem liệu cách đó có khắc phục được sự cố hay không. Tuy nhiên, nếu cách này không có tác dụng hoặc sự cố tiếp tục quay trở lại, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

    2. Chạy Windows Troubleshooter

    Nếu khởi động lại máy tính không khắc phục được sự cố, bạn có thể thử sử dụng trình khắc phục sự cố tích hợp sẵn của Windows 10. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

    B1: Nhấp vào Start, sau đó đi tới Settings > Update & Security. Bạn có thể truy cập menu Settings thông qua biểu tượng bánh răng ở bên trái menu Start.

    B2: Từ menu bên trái, chọn Troubleshoot.

    B3: Nhấp vào Additional troubleshooters.

    B4: Từ phần Find and fix other problems, hãy chọn Network adapter.

    B5: Nhấp vào Run the troubleshooter và làm theo hướng dẫn được hiển thị để khắc phục sự cố.

    Chạy Windows Troubleshooter

    Để khắc phục sự cố này, bạn cũng nên chạy trình khắc phục sự cố Shared Folders. Thực hiện theo các bước 1 đến 3 một lần nữa và ở bước 4, chọn Shared Folders.

    3. Cập nhật driver Network Adapter

    Sự cố mạng có thể do network adapter lỗi thời hoặc bị hỏng. Mặc dù driver thường tự động cập nhật, nhưng bạn có thể làm theo các bước trong bài sau để đảm bảo rằng hệ thống không chạy phiên bản cũ.

    Cập nhật driver Network Adapter

     

    4. Kiểm tra profile mạng

    Windows 10 có hai profile mạng mà bạn có thể chọn: Private và Public. Nếu bạn đã đặt profile của mình thành Public, thì các thiết bị khác sẽ không thể phát hiện ra máy tính của bạn hoặc chia sẻ file với chúng. Đặt profile thành Public là một ý tưởng hay khi bạn kết nối với mạng ở các cửa hàng cà phê hoặc sân bay để không để dữ liệu của mình dễ bị tấn công.

    Trên profile Private, Windows 10 cho phép máy tính chia sẻ file. Về cơ bản, Windows 10 cho rằng nó có thể tin tưởng vào các mạng riêng tư như mạng gia đình hoặc cơ quan. Làm theo các bước sau để đảm bảo rằng profile mạng của bạn được đặt thành Private:

    B1: Nhấp vào Start > Settings. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phím tắt Win + I.

    B2: Chọn Network & Internet > Status.

    B3: Mở menu Properties và từ Network Profile, hãy chọn Private.

    Kiểm tra profile mạng

     

    5. Kiểm tra các tùy chọn chia sẻ

    Nếu bạn đã đặt profile của mình thành Private và vẫn gặp sự cố với tính năng Network Discovery, bạn nên xem xét các tùy chọn chia sẻ. Đây là cách bạn có thể làm điều đó:

    B1: Nhấp vào Start > Settings > Network & Internet.

    B2: Từ Advanced network settings, chọn Network and Sharing Center > Change advanced sharing settings.

    B3: Mở rộng menu Private (current profile).

    B4: Từ Network discovery, chọn tùy chọn Turn on network discovery và Turn on automatic setup of network connected devices.

    B5: Từ File and printer sharing, hãy chọn tùy chọn Turn on file and printer sharing.

    B6: Nhấp vào Save changes và kiểm tra xem sự cố hiện đã được giải quyết chưa.

    Trong cửa sổ Advanced sharing settings, bạn nên mở rộng menu Guest or Public và chọn Turn off network discovery từ phần Network discovery. Ngoài ra, bên dưới File and printer sharing, hãy chọn Turn off file and printer sharing. Bằng cách này, máy tính sẽ không bị tấn công khi bạn kết nối với mạng công cộng.

    Kiểm tra các tùy chọn chia sẻ

     

    6. Cách kích hoạt tính năng Network Discovery bằng Command Prompt

    Nếu không muốn điều hướng qua menu Settings để bật tính năng Network Discovery, bạn có thể sử dụng dòng lệnh. Làm theo các bước sau để bật tính năng Network Discovery bằng Command Prompt:

    B1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm command prompt và chọn Run as administrator để mở CMD với quyền admin.

    B2: Nhập lệnh sau:

    netsh advfirewall firewall set rule group=”Network Discovery” new enable=Yes

    B3: Nhấn nút Enter. Điều này sẽ kích hoạt tính năng Network Discovery.

    Kích hoạt tính năng Network Discovery bằng Command Prompt

    Kích hoạt tính năng Network Discovery bằng Command Prompt

     

    Để tắt tính năng này, hãy nhập lệnh sau và nhấn Enter:

    netsh advfirewall firewall set rule group=”Network Discovery” new enable=No

    7. Sử dụng tính năng reset mạng

    Nếu mọi thứ có vẻ ổn với cài đặt mạng, bạn có thể thử reset lại cài đặt này để khắc phục sự cố Network Discovery. 

    Sử dụng tính năng reset mạng

    Nếu bạn đang sử dụng phần mềm VPN client hoặc bất kỳ thiết bị switch ảo nào, bạn sẽ phải cài đặt lại chúng sau khi reset mạng.

     

    8. Kiểm tra các cài đặt Services

    Trong Windows 10, Services chứa các chương trình chạy trong nền đảm nhiệm những tính năng của hệ thống, chẳng hạn như truy cập từ xa, in, kết nối mạng, v.v... Thông thường, hệ thống không gặp vấn đề gì khi kiểm soát các service nền. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần can thiệp và sửa một tính năng hoặc khi ứng dụng ngừng hoạt động. Làm theo các bước sau để thay đổi các cài đặt Services và làm cho tính năng Network Discovery hoạt động trở lại:

    B1: Trong thanh tìm kiếm của menu Start, hãy tìm kiếm services và chọn Run as administrator.

    B2: Xác định vị trí DNS Client và mở nó.

    B3: Chọn tab General và kiểm tra xem trạng thái có đang là Running hay không. Nếu không, hãy nhấp vào Start.

    B4: Kiểm tra xem Startup type có được đặt thành Automatic hay không.

    Kiểm tra các cài đặt Services

    Kiểm tra các cài đặt Services

    Lặp lại các bước tương tự cho Function Discovery Resource Publication, Function Discovery Provider Host, UPnP Device Host và SSDP Discovery.

    9. Kiểm tra cài đặt Windows Firewall

    Tính năng Network Discovery có thể đã ngừng hoạt động vì Windows Firewall đang chặn nó. Làm theo các bước sau để kiểm tra cài đặt Windows Firewall:

    B1: Mở Control Panel.

    B2: Từ menu View by, chọn Large icons và Small icons.

    B3: Nhấp vào Windows Defender Firewall.

    B4: Chọn Allow an app or feature through Windows Defender Firewall.

    B5: Trong cửa sổ Allowed apps, nhấp vào nút Change Settings. Sau đó, cuộn xuống Network Discovery và chọn Private.

    B6: Bấm OK để lưu các thay đổi.

    Kiểm tra cài đặt Windows Firewall

     

     

    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: 992 Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình
    • Hotline: 0901.415.416 – Hỗ trợ 24/7
    • Kinh Doanh: 0901.415.416 - 0919.415.416 (Zalo ,Viber,FB)
    • Hỗ trợ KT: 0886.415.416

    • Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
    • Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
    • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.

    😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎

    Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp

    • Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
    • Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
    • Tặng kèm lót chuột

    Tin liên quan:

    - Cách chọn CPU phù hợp với nhu cầu cho người mới build PC

    - Cách chọn ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu cho người mới build PC

    - Cách chọn Case máy tính phù hợp với nhu cầu cho người mới build PC

    Bình luận bài viết

    Tin mới

    Sản phẩm bán chạy
    Từ khóa tin tức

    Chặn quảng cáo , Chrome , Coccoc , Laptop đồ họa , Laptop học tập , Dell Inprision , bê bối facebook , virut nghiêm trọng , Laptop giá rẻ , laptop sinh viên , Laptop doanh nhân , ssd , Sản phẩm mới , Công nghệ 5G , Tương lai AI , Công nghệ thông minh , Internet tốc độ cao , Dell , Laptop dell , Dell Latitude , Laptop văn phòng , Laptop mỏng nhẹ , HP , Workstation , Acer , Lenovo , Thinkpad , Macbook Pro , Macbook , Dell XPS 15 9560 , Dell XPS 15 , Dell XPS , Laptop , Laptop HP , Dell Vostro , PC văn phòng , Máy bộ HP , Máy bộ Dell , Máy bộ , Laptop workstation , review dell xps 15 , review laptop , Ultra book , Màn hình 4K , Pin trâu , kỹ thuật viên , tư vấn , Hỗ trợ khách hàng , bán hàng , Màn hình cũ , Màn hình máy tính cũ , M4700 , Máy trạm , Máy trạm dell , Laptop xách tay , Laptop Mỹ , Laptop Nhật , Laptop TPCHM , Laptop đồ hoạ , Laptop tân sinh viên , laptop tốt 2019 , Lưu ý quan trọng , Kiểm tra laptop , màn hình dell cũ , Màn hình cũ giá rẻ , Màn hình Samsung , USB Wifi , Phần mềm diệt virus , Địa chỉ uy tín , Mua laptop xách tay , Mua ở đâu , Laptop cho sinh viên , laptop cho dan kỹ thuật , laptop IT , Tăng tốc , Rọn dẹp máy , Khuyến mãi tháng 7 , Big summer , Dell Workstation , Đánh giá máy trạm , Dell Precision , M Series , Mạnh mẽ , Bền Bỉ , Laptop chạy chậm , Mẹo vặt , Windows 10 Product Key , kích hoạt Windows 10 , Cài đặt windows 10 , Kích hoạt windows 10 , Share key , Thủ thuật PC , Laptop cảm ứng , Phím tắt , windows 10 , Window 10 , XPS , Gamming , Dell 7450

    Canvas is not supported in your browser.