Chip Intel Xeon là gì? Khái niệm, tính năng và ưu điểm của dòng chip Intel Xeon

Tin Công Nghệ , Tư vấn, Đánh giá 1 năm trước, lúc 2:15 1406 lượt xem

Nhu cầu ngày càng tăng cao nên các sản phẩm công nghệ phát triển ra đời. Nếu bạn là người dùng máy tính hay laptop thì không thể nào không biết đến Intel Xeon, một dòng CPU phổ biến. Đế giúp bạn nắm rõ hơn các thông tin về Xeon của nhà Intel, cùng mình tham khảo với bài viết dưới đây nhé.

1. CPU Intel Xeon là gì?

Intel là tập đoàn đình đám thế giới chuyên sản xuất các thiết bị máy tính, bo mạch chủ, chip xử lý… Tập đoàn Intel đến từ Hoa Kỳ. Và Intel Xeon là một trong các sản phẩm của nhà Intel được biết đến là dòng CPU phổ biến.Những chức năng, cấu hình của CPU Xeon cũng tương tự như các dòng máy tính khác.

CPU Intel Xeon

CPU Intel Xeon

Các dòng máy phổ thông thường được trang bị lõi chip như CPU Core i3, i5, i7, i9…Trong khi đó, với những dòng máy cần hiệu năng cao thì thường sử dụng chip Intel Xeon.

2. Lịch sử phát triển chip Intel Xeon

Intel Xeon ra đời muộn hơn so với những con chip core i khác. Nó được xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 07/1998. Ban đầu Xeon nhà Intel chưa được nhiều người biết đến. Song, vớ sự nỗ lực không ngừng trong 20 năm qua, nó đã có chỗ đứng và tên tuổi nhất định trong lòng người dùng.

CPU Intel Xeon

Lịch sử hình thành 

Các kiến trúc mà Intel Xeon sử dụng phải kể đến Comet Lake, Cascade Lake, Coffee Lake, Kaby Lake, Skylake, Ice Lake, Cooper Lake, Haswell, Ivy Bridge, Sandy Bridge, Westmere, Nehalem, Core, NetBurst và P6.

Bên cạnh đó, các loại socket xuất hiện trong Xeon từ nhà Intel là LGA 1200, LGA 1151v2, LGA 1151, LGA 4189, LGA 3647, LGA 2066, LGA 2011-3, LGA 1150 và LGA 2011.

3. Ưu điểm của Intel Xeon

Hiện tại CPU Intel Xeon đang được đông đảo người dùng ưa chuộng hiện nay trên thị trường. Vì thế, chúng ta có thể thấy rằng con chip đó có rất nhiều ưu thế vượt trội so với các đối thủ cùng phân khúc. Cùng tham khảo thêm dưới đây nhé.

3.1. Hỗ trợ RAM Error Checking và Correction (Công nghệ RAM ECC)

Một ưu điểm thông minh sẽ là phát hiện và sửa lỗi dữ liệu hay rủi ro sự cố phát trước khi nó xảy ra. Sự phát hiện sớm giúp ngăn chặn tình trạng xấu xảy ra làm ảnh hưởng đến thiết bị. 

3.2. Độ bền bỉ được tăng cường đáng kể

Đối với đầu não vận hành các thiết bị, người dùng luôn mong nó có sức chống chịu tốt. Trong trường hợp máy phải vận hành liên tục các tác vụ, nếu không đủ sức chống chịu lâu dài sẽ khiến máy nhanh chóng bị xuống cấp.

CPU Intel Xeon

Vi xử lý Intel Xeon

3.3. Lõi nhiều CPU

Những dòng chip Xeon nhà Intel đều có khả năng siêu phân luồng. Nói dễ hiểu chính là quá trình nhân vản tạo ra nhiều lõi CPU. Thông qua việc này nó sẽ giúp cho thiết bị tạo ra các lõi ảo.

3.4. Tăng bộ nhớ đệm lên đến mức L3 cache cao

Nếu bạn là một người làm những công việc đòi hỏi phải chạy nhiều ứng dụng, phần mềm cùng một lúc thì sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn bỏ qua CPU Xeon. Với bộ nhớ đệm lên đến L3 cache thì nó sẵn sàng đáp ứng tác vụ bạn cần.

3.5. Tốt cho thiết kế đồ họa và render video

Chính vì có nhiều lõi CPU nên chip Xeon có thể thực hiện đa nhiệm xuất sắc. Bộ xử lý thuộc chip Xeon được tích hợp khoảng hơn hơn 50 lõi CPU. Sau khi phân luồng thì không chỉ là 50 lõi mà đến 100 lõi. Với nhiều lõi như thế sẽ giúp hỗ trợ thực hiện nhiều tác vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian.

CPU Intel Xeon

Ưu điểm của Intel Xeon

4. Những cải tiến của CPU Xeon thế hệ mới

Cho tới hiện nay, mẫu CPU Intel Xeon hiện đại nhất của hãng chính là Xeon Scalable đời thứ 3 cùng tên mã là Ice Lake. Sản phẩm này được nâng cấp đáng kể về mặt hiệu suất lõi và bộ nhớ cùng băng thông I/O. Ngoài ra, điểm ấn tượng của linh kiện này còn nằm ở khả năng hỗ trợ đến 6TB đối với bộ nhớ hệ thống, đạt tới 8 kênh bộ nhớ DDR4-3200 và thậm chí là cán mốc 64 làn PCIe Gen 4 cho mỗi socket.

CPU Intel Xeon

Chip Xeon siêu xịn của Intel

Dựa vào thông tin trên, chúng ta có thể thấy Intel đang có sự đầu tư kỹ lưỡng cho mẫu chip này. Họ chủ yếu muốn nhắm tới đối tượng khách hàng là các người dùng doanh nghiệp. Chưa hết, thương hiệu còn cung cấp cho Xeon Scalable 3 hàng loạt công nghệ để tăng tốc workload tích hợp với Intel Deep Learning Boost Intel Advanced Vector Extensions 512 và công nghệ Intel Speed Select.

5. Các dòng chip Xeon hiện nay

Như các mẫu vi xử lý khác, CPU Intel Xeon cũng được phân làm nhiều loại khác nhau. Điều này giúp cho người dùng có thể dễ dàng phân loại các sản phẩm của Intel theo cấu hình, giá bán hơn. Bên dưới đây chính là những loại chip Xeon hiện nay của thương hiệu.

5.1. Bộ xử lý Intel Xeon D

CPU Intel Xeon D nổi danh với khả năng tối ưu hóa hiệu năng dựa vào khối lượng công việc cần thực hiện. Ngoài ra, chip còn có thể vận hành được tốt dù cho phải đối mặt với điều kiện bị thiếu thốn không gian hay điện năng.

Chip Xeon D cũng rất nổi trội trong các giải pháp điện toán đám mây cũng như bộ lưu trữ. Bên cạnh đó, nó còn được cung cấp hiệu năng đỉnh cao, thích hợp với máy trạm chuyên nghiệp. Chưa dừng lại tại đó, Xeon D còn có thể tăng khả năng xử lý, truy suất dữ liệu, tích hợp những kết nối mạng cùng với bảo mật nâng cao.

CPU Intel Xeon

CPU Xeon D

Các mẫu chip Xeon D được ưa dùng trên thị trường hiện nay là:

  • Intel Xeon D – 1602 Processor (3M Cache, 2.50GHz)
  • Intel Xeon D – 1653N Processor (12M Cache, 2.80GHz)
  • Intel Xeon D – 1622 Processor (6M Cache, 2.60GHz)
  • Intel Xeon D – 1623 Processor (6M Cache, 2.40GHz)
  • Intel Xeon D – 1627 Processor (6M Cache, 2.90GHz)
  • Intel Xeon D – 1637 Processor (9M Cache, 2.90GHz)
  • Intel Xeon D – 1633 Processor (9M Cache, 2.50GHz)
  • Intel Xeon D – 1649 Processor (12M Cache, 2.30GHz)

5.2. Bộ xử lý Intel Xeon W

CPU Intel Xeon W rất hay được sử dụng đối với những dòng máy trạm chính. Linh kiện được cung cấp hiệu năng tuyệt đỉnh cùng với độ bảo mật và an toàn lên mức tối đa. Ngoài ra, nó còn đem lại cho người dùng khả năng nâng cấp card đồ họa hoặc bộ lưu trữ và mạng khi cần thiết.

Chưa hết, chip Xeon W còn được trang bị các công nghệ của nền tảng mở rộng đối với VFX, CAD 3D phức tạp, kết xuất 3D hay triển khai AI và thiết bị điện.

CPU Intel Xeon

Chip Xeon W của Intel

Bên dưới là một vài loại vi xử lý Xeon W phổ biến hiện nay:

  • Intel Xeon W – 10885M Processor
  • Intel Xeon W – 2275 Processor (19.25M Cache, 3.30 GHz)
  • Intel Xeon W – 2295 Processor (24.75M Cache, 3.00 GHz)
  • Intel Xeon W – 2265 Processor (19.25M Cache, 3.50 GHz)
  • Intel Xeon W – 2255 Processor (19.25M Cache, 3.70 GHz)
  • Intel Xeon W – 2223 Processor (8.25M Cache, 3.60 GHz)
  • Intel Xeon W – 2245 Processor (16.5M Cache, 3.90 GHz)
  • Intel Xeon W – 2225 Processor (8.25M Cache, 4.10 GHz)

5.3. Bộ xử lý Intel Xeon E

CPU Intel Xeon E được xem là sự lựa chọn tối thượng đối với các máy chủ cơ bản, máy trạm chuyên nghiệp hay những dịch vụ đám mây bảo mật. Chip được cung cấp hiệu năng mạnh mẽ đi kèm với khả năng bảo mật hiện đại, nghiêm ngặt. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm Intel UHD Graphics nên đây được xem là lựa chọn số một dành cho các loại máy trạm.

CPU Intel Xeon

Chip Xeon E siêu ngon của Intel

Các mẫu vi xử lý Xeon E được ưa chuộng và phổ biến hiện nay là:

  • Intel Xeon E – 2226 Processor (12M Cache, 3.40 GHz)
  • Intel Xeon E – 2234 Processor (8M Cache, 3.60 GHz)
  • Intel Xeon E – 2236 Processor (12M Cache, 3.40 GHz)
  • Intel Xeon E – 2244G Processor (8M Cache, 3.80 GHz)
  • Intel Xeon E – 2274G Processor (8M Cache, 4.00 GHz)
  • Intel Xeon E – 2246G Processor (12M Cache, 3.60 GHz)
  • Intel Xeon E – 2224 Processor (8M Cache, 3.40 GHz)

6. CPU Xeon E3

CPU Xeon E3 được xem là một trong số các dòng tiêu biểu của Intel Xeon. Đối tượng người dùng chủ yếu mà chip Xeon E3 hướng tới là những doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân cần có hiệu năng cao và dùng mượt mà. Ngoài ra, giá thành ổn áp cũng sẽ là một điểm cộng.

CPU Intel Xeon

Chip Xeon E3

Hiện tại, vi xử lý Xeon E3 được sử dụng nhiều trên các máy chủ cấp thấp (low-end-server) với máy chủ cỡ nhỏ (micro server). Bên cạnh đó, đây còn được biết đến là CPU đầu tiên được sản xuất theo kiến trúc Haswell đến từ Intel.

7. Khi nào nên chọn chip intel Xeon?

Bạn nên lựa chọn cho mình CPU Intel Xeon cho máy tính khi bạn là người cần phải thường xuyên làm các công việc yêu cầu xử lý các phần mềm hay thiết kế đồ họa hoặc cần phải thao tác với máy tính của doanh nghiệp. Ưu điểm của mẫu chip này là chúng sẽ có thể kiểm tra lỗi của người dùng tự động.

8. Một số câu hỏi thường gặp

Chắc hẳn các bạn cũng có một số thắc mắc về CPU Intel Xeon sau khi đã tìm hiểu về các thông tin trên. Vì thế, mình sẽ giải đáp các câu hỏi mà nhiều người dùng hay gặp ngay bên dưới để có thể mang lại cho bạn những gì tốt nhất.

8.1. CPU Intel Xeon mạnh nhất và mới nhất hiện nay là phiên bản nào?

Tới thời điểm hiện tại, Intel đã cho ra đời nhiều mẫu chip Xeon hiện đại như: chip Xeon D, chip Xeon W và chip Xeon E. Đặc biệt hơn nữa, đó là vi xử lý Intel Xeon Platinum 8180 với danh xưng là mạnh mẽ nhất Xeon series.

CPU Intel Xeon

Chip Xeon Platinum 8180 trị giá 13.000 USD

Hiện tại, chip Xeon Platinum 8180 là model được sử dụng trên máy chủ mới nhất. CPU này sở hữu 28 nhân, 56 luồng, đem lại xung nhịp thấp nhất cho máy ở mức 2.50 GHz. Giá lên kệ của CPU Intel Xeon Platinum 8180 đang là $13.000.

8.2. Có nên mua chip Intel Xeon phục vụ chơi game không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn về con chip xịn sò này. Trước hết, mình sẽ chỉ ra cho các bạn vai trò của CPU khi chúng ta chơi game. CPU chính là bộ xử lý trung tâm và đảm nhận công việc kiểm soát toàn bộ các thứ bên trong máy tính. Tuy nhiên, việc chơi game lại không yêu cầu quá cao về CPU. Công việc chủ yếu của CPU khi chơi game chỉ là thông báo cho GPU biết nó cần làm gì.

CPU Intel Xeon

Xeon W của Intel

Do đó, các bạn không nên chọn CPU Intel Xeon để phục vụ cho nhu cầu chiến game. Sức mạnh của vi xử lý này là rất đáng gờm và nó được sản xuất để có thể hoàn thành những tác vụ điện toán, đa nhiệm nặng nề, tiêu hao nhiều năng lượng cũng như tản nhiệt lớn. Ngoài ra, giá thành của chip Xeon này cũng rất chát. Các sản phẩm thường có mức giá trên $1000.

9. Tạm kết

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu vấn đề về CPU Intel Xeon là gì? Có phải là dòng chịp xịn nhất Intel?. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn làm rõ những câu hỏi thắc mắc của mình và có thêm kiến thức bổ ích.

Tư vấn chọn mua máy tính để bàn theo yêu cầu

  • Nhu cầu cần mua máy tính để bàn dùng cho mục đích gì?
  • Số tiền bỏ ra để mua máy tính desktop là bao nhiêu?
  • Bạn cần cài đặt phần mềm hoặc sử dụng những phần mềm gì?

Tự xây dựng lắp ráp máy tính chơi Game, đồ họa cấu hình cao

  • Bạn cần tư vấn cấu hình máy tính dùng cho mục đích chơi game hay đồ họa?
  • Số tiền bạn có thể chi cho bộ máy tính là bao nhiêu?
  • Bạn cần chơi những thể loại game gì? hoặc phần mềm đồ họa, dựng phim gì đặc biệt không?

Thành Nhân Computer có hỗ trợ lắp ráp máy tính theo yêu cầu từ các bộ máy tính văn phòng nhỏ gọn, tiện lợi đến những dòng máy gaming cấu hình cao, mạnh mẽ sẵn sàng cho bạn chiến mọi loại game. Bạn có thể liên lạc theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Mọi chi tiết xin liên hệ :

✔️✔️✔️ THÀNH NHÂN COMPUTER ✔️✔️✔️
MÁY BỘ PC - ALL IN ONE 
LAPTOP - CAMERA QUAN SÁT
Địa Chỉ: 992 Âu cơ,P14, Q.Tân Bình TP HCM
Hotline: 0901.415.416
Kinh Doanh: 0337.415.416 - 0919.415.416 (Zalo ,Viber,FB)
Hổ trợ KT: 0886.415.416
Website: www.thanhnhancomputer.vn

  • Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
  • Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
  • Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.

😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎

Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp

  • Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
  • Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
  • Tặng kèm lót chuột

Tin liên quan:

- Địa Chỉ Bán Laptop Cũ Giá Rẻ Ở Quận Tân Bình

- Hướng Dẫn Chọn Mua Laptop Văn Phòng

- Địa Chỉ Bán Máy Tính Văn Phòng Cũ Giá Rẻ Ở Quận Tân Phú

Bình luận bài viết

Mục lục bài viết

    Tin mới

    Sản phẩm bán chạy
    Từ khóa tin tức

    Chặn quảng cáo , Chrome , Coccoc , Laptop đồ họa , Laptop học tập , Dell Inprision , bê bối facebook , virut nghiêm trọng , Laptop giá rẻ , laptop sinh viên , Laptop doanh nhân , ssd , Sản phẩm mới , Công nghệ 5G , Tương lai AI , Công nghệ thông minh , Internet tốc độ cao , Dell , Laptop dell , Dell Latitude , Laptop văn phòng , Laptop mỏng nhẹ , HP , Workstation , Acer , Lenovo , Thinkpad , Macbook Pro , Macbook , Dell XPS 15 9560 , Dell XPS 15 , Dell XPS , Laptop , Laptop HP , Dell Vostro , PC văn phòng , Máy bộ HP , Máy bộ Dell , Máy bộ , Laptop workstation , review dell xps 15 , review laptop , Ultra book , Màn hình 4K , Pin trâu , kỹ thuật viên , tư vấn , Hỗ trợ khách hàng , bán hàng , Màn hình cũ , Màn hình máy tính cũ , M4700 , Máy trạm , Máy trạm dell , Laptop xách tay , Laptop Mỹ , Laptop Nhật , Laptop TPCHM , Laptop đồ hoạ , Laptop tân sinh viên , laptop tốt 2019 , Lưu ý quan trọng , Kiểm tra laptop , màn hình dell cũ , Màn hình cũ giá rẻ , Màn hình Samsung , USB Wifi , Phần mềm diệt virus , Địa chỉ uy tín , Mua laptop xách tay , Mua ở đâu , Laptop cho sinh viên , laptop cho dan kỹ thuật , laptop IT , Tăng tốc , Rọn dẹp máy , Khuyến mãi tháng 7 , Big summer , Dell Workstation , Đánh giá máy trạm , Dell Precision , M Series , Mạnh mẽ , Bền Bỉ , Laptop chạy chậm , Mẹo vặt , Windows 10 Product Key , kích hoạt Windows 10 , Cài đặt windows 10 , Kích hoạt windows 10 , Share key , Thủ thuật PC , Laptop cảm ứng , Phím tắt , windows 10 , Window 10 , XPS , Gamming , Dell 7450

    Xây dựng cấu hình