Cách chọn Main máy tính phù hợp với nhu cầu cho người mới build PC
Bạn đang muốn build cho mình PC để sử dụng, ngoài CPU, GPU, RAM, ổ cứng thì cần quan tâm đến một thành phần khác đó là Mainboard. Nếu bạn vẫn chưa biết cách để chọn linh kiện phù hợp với máy tính, thì hãy theo dõi ngay bài viết này để được hướng dẫn cách chọn Main máy tính cho người mới nhé!
Lựa chọn Mainboard dựa theo Socket CPU
Hiểu một cách đơn giản Socket CPU là nơi tiếp xúc giữa CPU và Main. Do đó, trước khi bạn quyết định chọn main thì phải xác định là sẽ sử dụng vi xử lý nào, để socket trên main cùng loại thì mới có thể cắm CPU vào Mainboard.
Bạn sẽ dựa theo thông số socket của CPU để làm cơ sở chọn mainboard phù hợp và ngược lại. Tất nhiên, khi bạn làm như vậy sẽ đảm bảo sự tương thích giữa hai linh kiện để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Ví dụ: Nếu bạn mua bộ vi xử lý Intel thế hệ thứ 8, bạn sẽ cần một mainboard sử dụng socket LGA 1151 được thiết kế dành riêng cho dòng chip này. Trong khi đó AMD lại sử dụng cùng một socket AM4 cho tất cả các dòng chip chính hiện tại của mình, từ Athlons cho đến Ryzen 7.
Lựa chọn Mainboard dựa theo Chipset
Chipset là linh kiện có nhiệm vụ làm cầu nối cho tất cả các thành phần trên Main. Mainboard máy tính thường có 2 loại chipset: chip cầu Bắc (North Bridge Chipset) và chip cầu Nam (South Bridge Chipset).
Chip cầu Bắc chịu trách nhiệm kết nối dữ liệu của các bộ phận có tốc độ cao như RAM, GPU và CPU. Còn chip cầu Nam lại đảm nhiệm vai trò kết nối các bộ phận có tốc độ thấp như USB, chuột, ổ cứng và bàn phím,...
Chipset đa phần là do các hãng CPU Intel và CPU AMD giao cho các hãng sản xuất Mainboard. Do vậy, trong tên gọi của main sẽ bao gồm tên của chipset. Tùy theo loại chipset khác nhau sẽ được trang bị một số tính năng đặc biệt nhiều cổng kết nối USB, SATA, lane PCIe,... Nên giá Mainboard sẽ chịu ảnh hưởng từ chipset. Bạn cũng nên dựa vào yếu tố này để có được quyết định chọn mua tốt nhất.
Chọn Mainboard có đủ các khe mở rộng (RAM, ổ cứng)
Khi lựa chọn Mainboard, bạn sẽ cần chú ý đến các khe cắm mở rộng. Ở đây chính là cổng PCIe và khe cắm RAM (DIMM slot) của linh kiện này.
Cổng PCIe là cổng chuẩn kết nối có vai trò liên kết các thành phần mở rộng của máy tính như card mạng, card đồ họa, card âm thanh,.. với Mainboard.
PCIe được sản xuất với nhiều kích thước như: X1, X2, X4, X8. X16,.. Kích cỡ PCIe càng lớn thì sẽ càng được trang bị nhiều chân kết nối cũng như băng thông dữ liệu sẽ cao hơn.
Bạn có nhu cầu ép xung hay không?
Nhiều bạn có mong muốn đẩy xung nhịp CPU lên mức cao nhất có thể để tăng hiệu suất máy tính. Như trên đã nói, các Mainboard dưới 2 triệu đồng thường không hỗ trợ ép xung Intel. Vì vậy, nếu có nhu cầu thì bạn cần lưu ý xem bo mạch chủ nào có hỗ trợ ép xung nhé.
Lựa chọn Mainboard dựa theo các cổng kết nối và I/O
Số lượng cổng kết nối và I/O là một trong những thông số quan trọng quyết định việc lựa chọn Mainboard build PC. Các cổng kết nối trên Main chủ yếu bao gồm:
- Cổng SATA và khe M.2
- Các cổng USB
- Các cổng Audio
- Cổng kết nối mạng
- Các cổng xuất hình ảnh
Lựa chọn Mainboard của những hãng uy tín và chất lượng
Sử dụng Mainboard của những hãng uy tín và chất lượng sẽ đảm bảo thiết bị của bạn hoạt động một cách ổn định và mượt mà nhất. Bạn nên chọn Main của các hãng sản xuất uy tín, đứng vững nhiều năm trên thị trường, được các tín đồ công nghệ tin dùng như: Gigabyte, Asus, MSI, ASRock, Colorful,...
Lựa chọn kích cỡ Mainboard phù hợp với Case
Vấn đề kích cỡ của Mainboard sẽ là một thông số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi mua linh kiện này. Mỗi loại có kích cỡ khác nhau sẽ phù hợp với thiết bị nhất định.
Mainboard được thiết kế theo chuẩn kích cỡ được đã quy ước chung. Theo đó, các hãng sản xuất sẽ dựa theo đó để sản xuất Mainboard theo những kích cỡ này để phù hợp với vỏ Case máy cũng như thuận tiện hơn trong việc lắp ráp máy tính.
Các mainboard có kích cỡ càng lớn thì sẽ được tích hợp nhiều thành phần bổ sung hơn như tích hợp Wi-Fi, Led RGB hay số lượng lớn khe PCIe, khe RAM và các cổng kết nối ngoại vi,..
Các dòng mainboard hiện đang có mặt trên thị trường đều có ba kích thước.
- ATX là kích thước lớn nhất, cung cấp nhiều không gian nhất hỗ trợ nhiều cổng kết nối và khe cắm.
- Micro-ATX có kích thước ngắn hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn.
- Mini-ITX là kích thước nhỏ nhất, thông thường chỉ hỗ trợ một khe cắm card đồ họa và một số ít đầu nối với ổ cứng và bộ nhớ RAM.
Lựa chọn mainboard dựa theo ngân sách
Giá của các bo mạch chủ thường rơi vào khoảng từ 1.2 triệu đến 11 triệu đồng tùy vào chất lượng. Nếu bạn không có nhiều tiền và cũng không có nhu cầu sử dụng các phần mềm, game cấu hình cao, thì các loại main có giá dưới 2 triệu là khá phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu ép xung chip Intel thì các loại Mainboard trên 2 triệu mới hỗ trợ tính năng này.
Nếu bạn có từ 2 triệu đến dưới 4.5 triệu đồng thì có thể trải nghiệm những bo mạch chủ khá tốt được trang bị đèn RGB, VRM, hệ thống tản nhiệt… Và tất nhiên từ khoảng 4.5 triệu trở lên sẽ dành cho những ai có nhu cầu chơi game hạng nặng hay thường xuyên sử dụng các phần mềm edit video, đồ họa,…
- Hỗ trợ trả góp qua các hình thức:
- Hổ trợ trả góp HD Saison ( Chỉ cần CCCD gắn chip )
- Hỗ trợ trả góp lãi suất 0%. Hỗ trợ thanh toán mọi loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, JCB,..) và các thẻ ATM nội địa.
😎 😎QUÀ TẶNG TRÊN MỖI ĐƠN HÀNG 😎 😎
Tặng kèm Combo phím chuột văn phòng cao cấp
- Miễn phí vận chuyển – Miễn phí cài đặt phần mềm
- Tặng kèm gói vệ sinh miễn phí 12 tháng
- Tặng kèm lót chuột
Tin liên quan:
- Hướng Dẫn Chọn Mua Laptop Văn Phòng
Bình luận bài viết